Chiến lược thâm nhập thị trường mới cho mọi doanh nghiệp
27/03/2019 09:44
Một công ty muốn biết cách thâm nhập vào thị trường mới, điều cần thiết nhất là phải có kế hoạch marketing rõ ràng. Một kế hoạch là điều bắt buộc khi bạn muốn thâm nhập thị trường mới, hay bắt đầu buôn bán các sản phẩm mới,…
Để có thể xác định và đạt được lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp cần hiểu rõ thị trường đó. Hãy trả lời các câu hỏi về thị trường ấy bằng các câu hỏi what, when, why, who, how. Bên cạnh đó cũng cần các hiểu biết liên quan đến thị trường các nhiều càng tốt.
Để có thể giúp bạn vượt qua những thách thức tốt hơn, hãy tham khảo chiến lược thâm nhập thị trường mới chi tiết dưới đây.
Nhưng có một điều cần phải làm rõ trước tiên, thị trường chúng tôi nói đến ở đây chính là khách hàng. Thị trường khác nhau, nghĩa là khách hàng khác nhau. Chúng tôi không nói đến địa lý, vùng lãnh thổ, mà nói đến con người, những người sẽ mua sản phẩm của bạn.
Các loại thâm nhập thị trường mới
Doanh nghiệp muốn thâm nhập vào thị trường mới chia làm hai loại. Tuy vậy, vẫn cần thiết phải xem xét đến tất các bước xâm nhập thị trường mà chúng ta sẽ thảo luận sau đó.
1- Sản phẩm mới thâm nhập thị trường mới
Chiến lược này còn gọi là chiến lược đa dạng hóa. Để thành công với chiến lược này, doanh nghiệp cần phải hiểu thị trường. Quan trọng hơn, hiểu được cách mà sản phẩm mới có thể mang đế giá trị cho thị trường.
Mở rộng kinh doanh sang thị trường mới là một phương pháp mạnh mẽ để phát triển doanh nghiệp hiện tại.
2- Sản phẩm hiện tại thâm nhập thị trường mới
Cần hiểu biết sâu sắc về thị trường, hành vi khách hàng, lợi thế của đối thủ cạnh tranh.
Với mọi giải pháp kinh doanh mới, sẽ có những rủi ro liên quan đến nó, và bất cứ động thái nào từ bên ngoài cũng có thể làm mọi thứ rối tung. Một thị trường mới sẽ không êm ái, dễ chịu, sẽ cũng có những doanh nghiệp khác xâm nhập vào, và có những nguy hiểm luôn rình rập.
Để giảm thiểu rủi ro, doanh nghiệp cần tiến hành một cuộc nghiên cứu thị trường cẩn thận và lập ra kế hoạch đưa sản phẩm mới ra thị trường.
>>> Xem thêm: Cách xác định lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm
Chi tiết về chiến lược thâm nhập thị trường mới
Ở đây, chúng ta sẽ cùng xem xét cách phát triển doanh nghiệp của bạn thông qua mở rộng sang thị trường mới, thâm nhập thị trường mới với sản phẩm mới.
1-Thiết lập mục tiêu
Bạn cần phải chắc chắn về những gì bạn muốn đạt được tại một thị trường khác (nguyên tắc SMART), bao gồm cả mức độ giao dịch mà bạn cho là có được. Các mục tiêu này giúp cho bạn theo dõi và xác nhận rằng mục tiêu kinh doanh của tổng thể của doanh nghiệp được tuân thủ.
2-Chọn thị trường mục tiêu của bạn
Việc này nghe có vẻ nhẹ nhàng va đơn giản. Nhưng khi bạn muốn bán sản phẩm, dịch vụ của mình cho ai đó, thật khó để có thể nhận ra hết nhu cầu và mong muốn của họ.
>>> Xem thêm: Cách phân tích tiềm năng thị trường và xác định thị trường mục tiêu
3-Chọn đối tác hiệu quả
Ở giai đoạn này, việc tìm được mối quan hệ đối tác phù hợp đóng một vai trò rất quan trọng. Đó có thể là một tổ chức mạnh mẽ, hoặc là một tập hợp các tổ chức về các lĩnh vực khác nhau.
4-Nghiên cứu thị trường của bạn
- Để kiểm tra nhu cầu cho các sản phẩm, dịch vụ hoặc đổi mới khác nhau
- Để xác định tính khả thi của chiến lược
- Để cập nhật và mở rộng kinh doanh
- Để tăng lợi ích các chiến dịch quảng cáo
- Để duy trì vòng lặp chặt chẽ về xu hướng marketing và phát triển các chiến lược
DTM Consulting hiện đang cung cấp gói dịch vụ hỗ trợ Nghiên cứu thị trường cho Startups và SMEs với ngân sách thấp, cá biệt hóa cho từng doanh nghiệp. Chỉ từ 20 TRIỆU, doanh nghiệp của bạn sẽ có được một báo cáo chi tiết, riêng biệt theo mục đích nghiên cứu. LIÊN HỆ để được tư vấn.
5-Lựa chọn thị trường để xâm nhập
Khi bạn đã thực hiện phân tích thị trường và đánh giá được các khả năng của nó, đã đến lúc ưu tiên các thỉ trường có khả năng mở rộng.
>>> Xem thêm về Quy mô thị trường là gì
6-Xác định chân dung khách hàng
Bạn cần phải biết mình sẽ bán hàng cho ai. Việc xác định được thông tin về khách hàng mục tiêu giúp ích rất nhiều trong các chiến dịch marketing.
Trong nhiều trường hợp, cách tốt nhất để thâm nhập thị trường hiệu quả hơn là nghĩ ít hơn về marketing trong khi đẩy mạnh về các mối quan hệ với khách hàng. Tập trung vào việc làm thế nào bạn bán hàng cho họ. Xây dựng chiến lược tối ưu trải nghiệm khách hàng để nâng cao sự tin tưởng của họ với thương hiệu.
>>> Tìm hiểu thêm về: Chân dung khách hàng – Persona là gì?
7-Hiểu các thách thức tương lai cần phải đối mặt
Đó có thể là các thách thức về độ cạnh tranh cao, logistics, nhân sự,…
8-Hiểu các yếu tố văn hóa, xã hội
Điều này đặc biệt quan trọng khi một doanh nghiệp muốn mở rộng ra nước ngoài. Bởi vì các quốc gia khác nhau không chỉ về ngôn ngữ mà còn về văn hóa, xã hội. Đặc biệt là tôn giáo.
9-Xác nhận sản phẩm của bạn
Xác thực rằng khách hàng sẽ thực sự quan tâm và sẵn sàng chi trả cho sản phẩm của mình.
10-Xây dựng giá trị cốt lõi
Tại sao ai đó mua hàng của bạn hoặc của đối thủ cạnh tranh?
Điều gì khiến cho khách hàng chọn thương hiệu của bạn, sử dụng dịch vụ của bạn trong khi có vô vàn lựa chọn ngoài kia? Điều gì khiến cho dịch vụ của bạn tốt hơn những thứ ngoài kia?
Chìa khóa chính là giá trị cốt lõi. Giá trị cốt lõi là thứ khiến cho sản phẩm, dịch vụ của bạn thu hút khách hàng.
11-Xác định giá bán sản phẩm
Xác định giá bán sản phẩm đòi hỏi rất nhiều yếu tố hơn là chỉ quan tâm tới chi phí bạn bỏ ra cho tới khi bán nó. Định giá bán cũng cần phải tuân theo chiến lược, có các chiến lược tiêu biểu như chiến lược giá hớt váng, thâm nhập thị trường,…
12-Hiểu câu chuyện của thương hiệu bạn
Thương hiệu cung cấp thông tin giúp khách hàng tiềm năng và người tiêu dùng nhận ra giá trị của thương hiệu (tại sao nó có lợi) và giá trị (những gì họ tin tưởng). Nó kết hợp sự tham gia của thương hiệu và kích thích mong muốn cho các dịch vụ của thương hiệu. Thông điệp thương hiệu đưa ra một câu chuyện khiến người tiêu dùng bị thu hút về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn và khuyến khích họ theo dõi thương hiệu của bạn.
13-Cải thiện sản phẩm của bạn
Cải thiện sản phẩm là một trong những quá trình quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp sản xuất. Vòng đời sản phẩm ngày nay đã trở nên rất ngắn. Vì vậy, sản phẩm luôn cần được đổi mới. Với sự đổi mới, bạn có thể cải thiện sản phẩm của mình tốt hơn để có thể trở thành người dẫn đầu thị trường.
14-Phát triển chiến lược thâm nhập thị trường
Xem thêm về Xây dựng chiến lược marketing định hướng khách hàng
15-Tạo chiến lược tối ưu trải nghiệm khách hàng
Xem thêm về Hành trình trải nghiệm khách hàng
16-Tối ưu website
Website như là bộ mặt của một công ty, và bạn nên tối ưu nó thật tốt và chuyên nghiệp.
17-Phát triển ứng dụng di động riêng (nếu cần)
18-Cá nhân hóa nội dung
Cá nhân hóa đang trở thành xu hướng mà rất nhiều doanh nghiệp đang theo đuổi để tạo trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
19-Đánh giá các luật và quy định
Điều này đặc biệt quan trọng khi một doanh nghiệp quyết định mở rộng thị trường ở các quốc gia, vùng lãnh thổ khác. Nếu không có kiến thức chính xác về luật, thương hiệu có thể gặp bất lợi.
20-Tính toán các rủi ro có thể gặp phải và cách khắc phục
Không có một kế hoạch nào đảm bảo tự nó có thể diễn ra suôn sẻ, điều quan trọng là doanh nghiệp có thể biết tính toán được các rủi ro mà mình có thể gặp phải và đưa ra phương án khắc phục.
21-Thiết lập ngân sách của bạn
Cần phải đặt ra ngân sách cho chiến lược thâm nhập thị trường mới hù hợp với khả năng của doanh nghiệp.
22-Trình bày mọi thứ trong một kế hoạch
Việc thâm nhập thị trường cũng cần tuân theo một kế hoạch cụ thể.
23-Tạo hệ thống giao dịch trên web
Nếu doanh nghiệp chưa có hệ thống giao dịch online thì có thể doanh nghiệp nên cân nhắc đến điều này.
24-Có thêm những lãnh đạo chất lượng
Việc thâm nhập thị trường sẽ mở rộng mảng kinh doanh của doanh nghiệp, vì vậy danh nghiệp cũng nên cân nhắc cs thêm những lãnh đạo chất lượng để phụ trách mảng kinh doanh mới này.
25-Kiểm tra các kênh marketing
Trước khi thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường cho sản phẩm mới các marketer cần kiểm tra các kênh marketing đang triển khai và các kênh social tiểm năng.
26-Cung cấp dịch vụ tốt
Một chiến lược định giá tốt cũng phải đi kèm với việc cung cấp dịch vụ tốt.
27-Xây dựng nhận thức và niềm tin
Khi doanh nghiệp đưa ra một chiến lược định giá cho sản phẩm mới không chỉ giúp khách hàng có nhận thức mà còn tin tưởng đối với thương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp.
28-Đo lường thành công của bạn
Trước khi đưa ra chiến lược giá thâm nhập thị trường mỗi doanh nghiệp cần phải có mục tiêu cụ thể và bám sát vào mục tiêu đó để có thể đo lường hiệu quả
29-Thu thập dữ liệu khách hàng
Dữ liệu khách hàng vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp vì thế trong việc thu thập dữ liệu các marketer cần phải chú trọng về các nguồn dữ liệu từ đó xác định được khách hàng mục tiêu.
30-Tăng thị phần
Áp dụng 30 bước trên là một cách thâm nhập thị trường đầy đủ và hiệu quả cho một doanh nghiệp. Với mỗi bước, điều bạn cần làm là lập kế hoạch chi tiết, thực hiện, giám sát thực hiện thật tốt.
Nguồn: Adloonix